Đèn Flash được xem là thiết bị hỗ trợ ánh sáng cho máy ảnh trong trường hợp người dùng sử dụng trong môi trường thiếu sáng. Để sản xuất ra đèn flash không thể không kể đến sự góp mặt của khí xenon. Hãy cùng Messer tại Việt Nam tìm hiểu về đèn flash nhé.
1. Nguồn gốc phát minh ra đèn flash
Sự phát minh ra đèn chớp điện tử, một dụng cụ tạo ra sự phóng thích cấp thời một tia điện trong một ống khí nén, được dành cho hai anh em nhà phát minh người Pháp : Laurent và Augustin Séguin. Năm 1925, họ đã trình bày kỹ thuật Stroborama ứng dụng cho nhiếp ảnh và cho phép hoạt nghiệm (Strobocopie) : Kỹ thuật bắt đứng hình ảnh của một động cơ đang vận hành bằng những ánh chớp nhanh được lặp lại nhiều lần trong một chu kỳ nhất định.
Những loại khí mà họ đã sử dụng cho kỹ thuật này là những khí hiếm : Khí Krypton cho nhiếp ảnh và khí Néon cho phép hoạt nghiệm. Những loại khí này đã cho phép tạo được những tia chớp tồn tại trong một phần triệu giây. Năm 1929, Séguin và Libessart cho ra đời một “ống chớp” (Flash Tube) đạt đến tốc độ một phần tỷ giây : đó là thời gian để bắt đứng những vật thể vỡ ra từ một vụ nổ, văng đi với tốc độ 14Km/giây. Trong những năm 30 của thế kỷ XX, nhà vật lý học người Mỹ Harold Edgerton bắt đầu những cuộc nghiên cứu của ông tại Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Massachussets. Ông bắt đầu với những ánh chớp trong tự nhiên, năm 1931 những ánh chớp trong ống gaz chứa đựng khí Krypton hay hơi Thủy ngân.
2. Đèn flash điện tử hiện đại:
Đèn chớp điện tử gồm có 4 thành phần chính :
1. Một nguồn cung cấp điện, tùy theo chủng loại người ta có thể dùng pin, accu hay điện nhà để làm nguồn năng lượng chính cho đèn chớp điện tử.
2. Một tụ điện hay một nhóm tụ điện (Electricity Condenser) để dự trữ nguồn năng lượng điện. Khối lượng điện được dự trữ trong tụ tùy thuộc vào dung lượng của tụ (được tính bằng Microfarads) và điện áp mà chúng được nạp (tính bằng Volts).
3. Một bóng chớp, đúng ra là một ống chớp (Flash tube) được làm bằng thạch anh (Quartz) hay thủy tinh chứa đầy khí Xénon được nén với một áp suất khoảng 100 Torrs (Áp suất của một cột 100 mm thủy ngân). Mỗi đầu ống có một điện cực bằngTungsten. Cực dương của bóng đèn được nối với cực dương của tụ điện. Cực âm của bóng đèn được nối với cực âm của tụ điện. Bóng chớp còn có một điện cực thứ ba, gọi là điện cực mồi.
4. Thiết bị trập để làm cho khí Xénon trở thành chất dẫn điện vào thời điểm chính xác lúc màn trập của máy ảnh được mở ra hoàn toàn. Khi vận hành, thiết bị trập tạo ra một xung điện lớn (từ 2.500 đến 25.000 Volts) đi qua thành bóng chớp, làm ion hóa khí Xénon. Tính bền của khí Xénon lúc ấy bị giảm đột ngột khiến cho nguồn điện chứa đựng trong tụ được phóng thích qua hai điện cực, làm cho khí Xénon bị nóng sáng (Incandescent) và trở thành dạng dịch tương (Plasma). Trong khoảnh khắc phóng điện của tụ, khí Xénon đã được đốt nóng đến gần 6.000oC và trở thành nóng sáng như bề mặt mặt trời, tạo nên một chớp sáng trắng cực mạnh.
3. Khí Xenon là gì
Xenon là một nguyên tố hóa học có ký hiệu Xe và số nguyên tử 54. Nó không màu, đậm đặc, đây là một loại khí quý hiếm không mùi, có ở trong trong bầu khí quyển của Trái Đất với lượng nhỏ. Xenon là một đại diện của các nguyên tố zero-valence được gọi là khí cao quý hoặc trơ. Nó trơ với các phản ứng hóa học phổ bởi vì vỏ hóa trị bên ngoài chứa tám electron. Điều này tạo ra một cấu hình năng lượng tối thiểu, ổn định, trong đó các electron bên ngoài bị ràng buộc chặt chẽ.
Tại Việt Nam, nhà máy Messer Dung Quất đã cho ra đời thành công sản phẩm khí Xenon với nồng độ tinh khiết cao vào tháng 9 năm 2021.
*Cập nhật thêm các thông tin về khí Krypton, Xenon tại: https://www.messer.com.vn/category/tin-tuc/
*Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: info@messer.com.vn
Comments are closed.